Công nghệ sơn tĩnh điện được phát minh vào đầu thập niên 1950 bởi tiến sỹ Erwin. Hiện nay có 2 loại sơn tĩnh điện chính: Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột), Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi). Công nghệ quy trình sơn tĩnh điện được phát triển rộng rãi bởi những ưu điểm của nó.
Quy trình sơn tĩnh điện trong làm bảng hiệu được chia làm 04 bước chính, cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Bước 1 – Xử lý bề mặt sản phẩm
Công đoạn xử lý bề mặt cho sạch sẽ là bắt buộc khi đưa sản phẩm vào phun sơn tĩnh điện. Đặc biệt, đối với các các sản phẩm lại là đồ kim loại. Trong quá trình vận chuyển các sản phẩm sẽ hay bị các ghỉ sét, dầu mỡ bám dính. Nên xử lý bề mặt loại bỏ được các chất này. Và để có lớp phủ sơn tốt nhất và chất lượng nhất thì bạn nên thực hiện tỉ mỉ công đoạn này sẽ giúp sơn bám dính tốt hơn, bề mặt mịn hơn, thẩm mĩ tốt hơn.
Bước 2 – Sấy khô sản phẩm
Sau khi đã xử lý được bề mặt bạn cần sấy khô sản phẩm. Bởi sử dụng các lò sấy khô sẽ giúp sản phẩm được làm khô nhanh chóng trước khi đưa vào sơn tĩnh điện theo. Bạn chỉ cần treo sản phẩm trên xe gòng và đầy vào lò sấy thông qua hệ thống băng truyền.
Bước 3 – Phun sơn
Với phần phun sơn này thông thường sẽ sử dụng các dụng cụ súng phun sơn tĩnh điện. Mức độ dày của sơn sẽ phụ thuộc tùy vào bạn pha sao cho đảm bảo nước sơn ra thành phẩm là đẹp nhất. Một số súng phun bao gồm: súng phun buồng đơn và súng phun buồng đôi hoặc đối xứng.
Bước 4 – Sấy khô – đóng gói
Sau khi phun xong, bạn tiến hành đưa sản phẩm sơn vào sấy khô trong buồng sấy sơn. Bởi công đoạn sấy khô này sẽ giúp sơn bám chắc, đều lên bề mặt hơn so với thông thường. Đồng thời, nhiệt độ sẽ được thiết lập theo tiêu chuẩn từng loại sản phẩm, giúp sơn bám đều bề mặt hơn.
Tiếp đến bạn tiến hành đóng gói để hoàn thành. Hãy kiểm tra sản phẩm sau khi sơn: Màu sắc, độ đồng đều, độ bám dính, độ sơn phủ kín. Việc đóng gói cần:
- Xác định cách đóng gói trước khi đóng
- Chỉ đóng gói những sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
- Công việc kiểm tra và đóng gói thành phẩm tùy vào từng loại mặt hàng và nhu cầu thực tế.
Trên đây là quy trình quy trình sơn tĩnh điện trong làm bảng hiệu. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm: Quy trình làm bảng hiệu hộp đèn chuyên nghiệp để có nhiều thông tin. Chúc các bạn hoàn thành tốt công việc.