Đối với các doanh nghiệp, thì một điều tuyệt nhất chính khi thương hiệu của bạn là cái tên được khách hàng nhắc đến đầu tiên. Nói như vậy để hiểu việc phát triển marketing và cách đặt tên thương hiệu rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn ghi nhớ và để lại ấn tượng trong lòng khách hàng.
Điều gì tạo nên một tên thương hiệu tốt?
Bạn biết rồi đấy, theo thời gian thì thương hiệu sẽ chỉ tồn tại ở dưới dạng cái tên. Do đó tên thương hiệu là điều duy nhất giúp phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác khi thị trường bão hoà. Một tên thương hiệu tốt chính là cái tên đã đi vào tâm trí con người trước những thương hiệu khác và dẫn đầu.
Vậy Điều gì tạo nên một tên thương hiệu tốt?
- Có ý nghĩa truyền đạt bản chất thương hiệu. Hay gợi lên hình ảnh tích cực với doanh nghiệp.
- Sự khác biệt chính là điểm duy nhất, nổi bật và đáng nhớ so với đối thủ cạnh tranh.
- Dễ dàng phát âm, đọc hay viết tên thương hiệu của bạn.
- Đăng ký thương hiệu, tên miền, thực hiện các thủ tục sở hữu trí tuệ cho tên thương hiệu đó.
- Có thể phát triển cùng với doanh nghiệp và duy trì mức độ phù hợp theo năm tháng, dễ dàng thích ứng với việc mở rộng sản phẩm mới.
- Bạn có thể truyền tải tên thương hiệu với đa dạng các hình thức như biểu tượng, logo hay màu sắc,…
Một bật mí khác, theo một vài nghiên cứu, người tiêu dùng thường có phản ứng tích cực hơn đối với các tên thương hiệu có cấu trúc lặp đi lặp lại. Ví dụ như Coca Cola, Kitkat,…
Top 10+ cách đặt tên thương hiệu sáng tạo và ấn tượng nhất
Cũng giống như con người, thương hiệu nào cũng cần một cái tên. Và một trong những điều khó khăn nhất khi bắt đầu công việc kinh doanh có lẽ là đặt tên thương hiệu. Dưới đây là 10+ cách đặt tên thương hiệu mà bạn nên tham khảo!
01. Cách đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân
Hiện nay, việc dùng chính tên chủ doanh nghiệp để đặt tên cho thương hiệu đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, Cách đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân bạn cần phải làm mới. Nhằm tạo ra các tên dễ nhớ, gây ấn tượng cho người tiêu dùng.
Ngoài việc dùng tên thật, bạn có thể sử dụng biệt danh hoặc đại từ xưng hô để kết hợp đặt tên cho thương hiệu.
02. Cách đặt tên thương hiệu theo sản phẩm
Cách đặt tên shop theo sản phẩm sẽ giúp người mua hiểu được bạn đang bán cái gì, làm dịch vụ gì,… Đây có lẽ là cách đặt tên shop kinh điển nhất trong những cách được chia sẻ ở đây. Tuy nhiên, cách đặt tên shop này thường phù hợp với những mặt hàng kinh doanh còn mới, ít cạnh tranh trên thị trường sẽ dễ thu hút khách hàng hơn.
Ưu điểm chính là khi nói đến, khách hàng sẽ biết được thương hiệu của bạn làm về cái gì, có phải cái mà họ tìm hay không
03. Cách đặt tên shop theo địa danh, địa chỉ
Khi nhắc đến một vài cái tên như Gốm sứ Bát Tràng, Lụa Hà Đông, Cua Cà Mau,… khá quen thuộc. Nhìn vào ai cũng biết đó là sản phẩm gì và nó ở đâu,… Đây là một vài ví dụ cho cách đặt tên shop theo địa chỉ hay địa danh nơi bạn kinh doanh.
Một số Cách đặt tên công ty theo địa danh bạn có thể tham khảo như sau:
- Kinh doanh đặc sản: Quýt Cái Bè, Chè Thái Nguyên,…
- Lấy tên địa danh chỉ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm: Đồng Tâm Long An,…
- Kinh doanh sản phẩm liên doanh. Có thể dùng tên ghép các nước để đặt cho thương hiệu như Việt – Hàn,…
- Dùng tên tỉnh thành để làm tên cửa hàng, tên doanh nghiệp như Bia Sài Gòn.
04. Cách đặt tên công ty bằng mô tả
Cách đặt tên công ty mô tả là loại tên thể hiện ngành nghề, lĩnh vực hoặc sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh. Ưu điểm của Cách đặt tên công ty là tính thực tế và miêu tả chức năng rõ ràng. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến tên thương hiệu ít sáng tạo hơn.
Cách đặt tên công ty mô tả đều rất mạch lạc trong việc truyền tải câu chuyện thương hiệu, bản chất thực sự của công ty. Nhưng nó cũng khiến cho việc mở rộng và phát triển đa dạng trong tương lai gặp nhiều khó khăn. Có thể gây khó khăn khi có tranh chấp sở hữu tên thương hiệu.
05. Cách đặt tên cửa hàng bằng từ viết tắt
Ưu điểm cách đặt tên cửa hàng bằng từ viết tắt. Sẽ giúp cho tên công ty trở nên ngắn gọn, thuận tiên trong giao dịch. Cũng như gây ấn tượng cho khách hàng.
Tuy nhiên, với cách đặt tên cửa hàng này sẽ khó nhận diện thương hiệu và khó xin bản quyền tên thương hiệu.
Cách đặt tên cửa hàng này hiện đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam như các thương hiệu Vinaphone, Vinamilk,… chữ Vina chính là viết tắt của hai từ Việt Nam, vế sau chính là tên sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
06. Cách đặt tên cửa hàng theo đặc điểm
Cách đặt tên cửa hàng theo đặc điểm thường được nhiều cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí sử dụng. Những cửa hàng nổi bật về vị trí, phong cảnh hay trước quán có đặc điểm nào nổi bật. Để nhận diện thì bạn có thể dùng chính đó. Để đặt tên cho cửa hàng của mình.
07. Cách đặt tên doanh nghiệp theo các danh từ, tính tư gợi nhắc
Bạn có thể dùng cách đặt tên doanh nghiệp theo danh từ gợi nhắc, một hình ảnh, một sự vật để sử dụng làm tên thương hiệu.
Ví dụ:
- Các loài vật như Phomai Con bò cười, Mì Gấu đỏ,…
- Các loài hoa
- Các vì sao
- Hay các vị thần
Hoặc đặt tên theo kiểu dùng các tình từ tài lộc, phát tài, hay thịnh vượng. Để đặt tên thương hiệu với mong muốn việc kinh doanh “thuận buồm xuôi gió”.
Một số các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam sử dụng các đặt tên này như: Tập đoàn Hòa Phát, Ngân hàng Tiền Phong,…
08. Cách đặt tên doanh nghiệp tạo cảm giác tò mò
Khi nhìn vào Cách đặt tên doanh nghiệp này. Bạn có thể sẽ không hiểu nó mang ý nghĩa gì. Tạo nên sự tò mò làm bạn muốn khám phá chúng. Thường những từ viết tắt của những từ có nghĩa ghép lại.
Ví dụ: Công ty Venesa – Vẻ đẹp duyên dáng, nét đẹp kiêu sa.
Nghe có vẻ lạ tai nhưng đây là một trong những cách thu hút sự chú ý của khách hàng với thương hiệu của bạn đáy.
09. Cách đặt tên doanh nghiệp theo tiếng Anh
Cách đặt tên doanh nghiệp theo tiếng anh tạo sự chuyên nghiệp, sang trọng hơn. Các sản phẩm hay dịch vụ của bạn cũng nghe cao cấp hơn.
Đây là một trong những nguyên nhân mà Cách đặt tên doanh nghiệp theo kiểu này được ưa chuộng với các thương hiệu Việt. Cách đặt tên doanh nghiệp này vừa giúp thương hiệu của bạn không bị trùng lặp, mới lại lại còn sang chảnh thu hút khách hàng.
10. Cách đặt tên doanh nghiệp theo quy mô
Cách đặt tên doanh nghiệp này dùng cho những thương hiệu kinh doanh nhiều mặt hàng. Một số từ bạn có thể sử dụng như: thế giới, siêu thị,… để khách hàng cảm thấy đây là nơi có đủ những gì họ cần.
Ví dụ: Thế Giới Di Động, Siêu Thị Điện Máy, Thế Giới Phụ Kiện,…
Cách đặt tên doanh nghiệp này phù hợp với những cửa hàng lớn. Nếu quy mô cửa hàng của bạn nhỏ thì không nên sử dụng. Vì khách hàng sẽ cảm thấy bị lừa và không có thiện cảm với cửa hàng của bạn.
Hy vọng với những 10 cách đặt tên thương hiệu mà Quảng Cáo Nhất đã giới thiệu ở trên. Thì bạn sẽ chọn được cho Doanh nghiệp của mình một cái tên thật độc đáo mà lại dễ nhớ nhé!